CHÚ GIẢI TIN MỪNG
THỨ SÁU SAU LỄ HIỂN LINH
TIN MỪNG: Lc 5,12-16
Noel Quesson - Chú Giải
Bài đọc I: 1 Ga 6,5-13
Ai là người chiến thắng thế gian?
Trong từ ngữ của Thánh Gioan, chúng ta biết "thế gian" có nghĩa là "con người khép kín và bị cám dỗ tự cứu lấy mình, tự xây dựng bằng sức lực riêng".
Thực tế người Kitô hữu chân chính đã thắng cơn cám dỗ này. Họ không khép kín lại nhưng cởi mở về Thiên Chúa… Họ đã thắng cơn cám đỗ lố bịch và hư không muốn "tự thần hóa mình", họ phó thác thành quả cuộc sống mình cho Thiên Chúa.
Người tin rằng Chúa Giêsu là Con Thiên Chúa.
Chính đức tin làm cho chúng ta thắng được cám dỗ. Chính đức tin cởi mở chúng ta về Thiên Chúa làm cho chúng ta tín thác việc cứu rỗi thành quả cuộc sống ta cho Chúa Giêsu, Con Thiên Chúa. Tôi có quan niệm đức tin của tôi như thế không?
Thiên Chúa đã ban cho chúng ta sự sống đời đời và sự sống đó ở trong Con của Người.
Đó là thành quả, sự cứu rỗi ta phải ngưỡng vọng. Không chỉ là một thành quả nhân loại... Không chỉ là một thành quả nửa chừng, hoặc lớn lao, hoặc rộng rãi, không chỉ là một thành quả trong sáu mươi hoặc tám mươi năm… nhưng là thành quả thần linh.. một thành quả vô cùng và tuyệt đối một thành quả vĩnh cửu...
Đức tin hệ tại việc tin rằng Chúa Giêsu Con Thiên Chúa có sự sống đời đời, nhất là từ khi Người :thắng vượt sự chết... và rằng chúng ta... cũng được chia sẻ sự sống này nếu chúng ta tin vào Chúa Giêsu Kitô.
Ai có Chúa Con thì có sự sống, còn ai không có Chúa Con thì cũng không có sự sống.
Lạy Chúa con muốn tin vào Con Chúa. Chúa Kitô là sự sống, của con.
Và con nghĩ tới mọi người trẻ đang nói là "ham sống", một ham sống mãnh liệt... Lạy Chúa, xin hãy giúp con khám phá ra rằng: Chúa hiện hữu vì sự sống, Chúa say sưa với mọi sự sống động, Chúa là Đấng sống động, tuyệt hảo… Chúa dữ liệu một sự bộc phát chính sự sống của Chúa cho mọi người náo nức được sống viên mãn.
Đấng đã đến nhờ nước và máu, chính là Đức Giêsu Kitô.
Trong Gioan "nước và máu" có nghĩa biểu tượng kép.
"Máu và nước" biểu trưng sự tuân phục thảo hiếu của Chúa Giêsu cho đến chết, vì yêu thương mọi người. Gioan đã thấy điều đó. Người ở dưới chân Thánh giá. Người quả quyết như vậy, Chúa Giêsu đã hiến trao hết Trái tim mở rộng chảy "nước và máu" ra, là biểu trưng mạnh mẽ nhất của Tình yêu!
Nước và máu cũng biểu trưng tính bí tích của Giáo Hội sự hiện diện của Đấng Phục sinh được lưu tồn do Thân mình Người là Giáo hội và được diễn đạt trong các nghi thức hữu hình là các bí tích. Đặc biệt phép rửa tội và Thánh Thể, nước và máu, ngày nay, là chứng tích mạnh mẽ nhất của ân tặng Thiên Chúa ban cho loài người.
Có ba nhân chứng: Thánh Thần, Nước và Máu.
Thủ tục tố tụng ở Do thái đòi ba nhân chứng…
Ngày nay, người ta sẽ nói rằng chúng ta có nhiều chứng để nhận và cho.
Chứng của các bí tích. Sống đầy đủ nghi thức Thánh Thể, đến nhận nước và máu Chúa Kitô.
Chứng của sự sống: Sống đời sống thường ngày cách nào để nó thành lễ dâng đẹp lòng Thiên Chúa theo Thánh Thần, yêu mến đưa đời sống ta vào lễ tế. . .
Bài đọc II: Lc 5,12-16
Chúa Giêsu đang ở trong một thành kia, thì có một người mình đầy phong hủi.
Phong hủi là một chứng bệnh hay lây, được coi như hình phạt của Thiên Chúa cách đặc biệt (Dnl 28,27-35), là dấu chỉ mắc tội, cần phải loại trừ ra khỏi cộng đoàn.
Những người phong hủi phải tránh xa các thành phố, xé rách quần áo của mình, và kêu lớn tiếng để mọi người không đến gần họ: "Nhơ! Nhơ! Chứng bệnh này, ngày nay dễ dàng chữa trị, nhưng xưa kia không thể cứu chữa được. Người phong hủi được coi như đã chết.
Lạy Chúa, nhờ những phương tiện khoa học ngày nay, xin giúp chúng con luôn chiến đấu chống lại tai họa của bệnh phong hủi này, còn tồn tại ở một số miền trên trái đất.
Thấy Chúa Giêsu, anh liền sấp mặt xuống đất van xin Người rằng: "Lạy Thầy, nếu Thầy muốn, Thầy có thể cho tôi được sạch.
Đau khổ biết bao.
Anh ta hiểu rõ tình trạng xấu ác của mình: anh sấp mặt xuống bụi đất. Trong thế giới, còn có những thứ phong hủi xấu xa hơn bệnh phong hủi. Chúng ta có ý thức điều đó? Điều làm hư xấu con người trước hết đó là thái độ không có tình yêu, là tính vị kỷ xấu xa. Và tôi cũng bị những vết nhơ, vết thẹo của chúng bám vào đời sống. Tôi có đau khổ vì chúng không? Tôi có ước muốn được giải thoát khỏi tình trạng đó? Tôi phải làm gì để thoát khỏi?
Chúa Giêsu giơ tay, chạm đến người ấy.
Chạm đến một người phong hủi.
Chúa Giêsu phủ nhận những điều tối kỵ khủng khiếp của thời Người. Người phá hủy ranh giới giữa sạch và nhơ, và Người phục hồi những kẻ bị loại trừ, được trở lại sống trong cộng đoàn.
Tôi chiêm ngưỡng cử chỉ này: bàn tay của Chúa Giêsu sạch sẽ… chạm đến một lan da mang mủ của người phong cù, Đó là biểu tượng của việc nhập thể: đối với chúng ta là những con người, đối với chúng ta là những kẻ tội lỗi và để cứu chuộc chúng ta, Người đã từ trời xuống thế .
Ta muốn...
Đó là ý muốn của Chúa Giêsu.
"Hãy nên trơn sạch".
Lạy Chúa, con đang ở đó, trước mặt Chúa, con cũng vậy, với điều xấu ác của con mà con biết rõ, và với phần nào sự dữ là con không biết đủ.
Xin cũng thanh tẩy con.
Lập tức người ấy khỏi phong hủi! Người ra lệnh cho người ấy không được nói với ai, nhưng hãy đi trình diện với tư tế và hãy dâng lễ vật như luật Môsê đã dạy, để làm chứng cho người ta biết ngươi được sạch.
Một chứng tá về quyền năng của Chúa Giêsu và về sự vâng phục của Người đối với Lề luật.
"Hãy trình diện với…!" có phải là quá đáng khi nghĩ rằng lời này vẫn luôn hiện thực. Linh mục không phải là một người cao trọng hơn kẻ khác. Đó là một anh em giữa những anh em của mình. Nhưng Ngài đã nhận từ Chúa vinh dự không thể nghi ngờ là một kẻ môi giới, đóng vai trò trung gian, đại diện cho chính Chúa. Tôi không thể tự cứu mình cách đơn độc. Tôi cần Chúa Ki tô. Bước chân cụ thể mà tôi phải khởi sự để đi tới gặp một thừa tác viên, là dấu chỉ người ta không tự cứu mình bằng nguyên sức riêng nhưng nhờ ơn thánh. Tôi nghe Chúa Kitô nói lại với tôi: Hãy đi trình diện với linh mục."
Dân chúng đông đảo kéo nhau đến để nghe Người và được chữa lành bệnh tật. Còn Người thì lánh vào nơi hoang vắng và cầu nguyện.
Chúa Giêsu không để mình được hoan nghênh. Người tìm nơi vắng vẻ, Người thích cầu nguyện. Đó là một tác động quen thuộc, hàng ngày, liên tục nơi Chúa.
Giáo phận Nha Trang - Chú Giải
"Đức Giêsu chữa người bị phong hủi"
HOÀN CẢNH:
Những Người mắc bệnh ngoài da là những người ô uế: hình ảnh của một người tội lỗi,do đó bị cách ly khỏi sinh hoạt với những người Thánh của Thiên Chúa và bị cấm không được tham gia vào các việc thờ phượng trong đền thờ. Đức Giêsu Đấng Thánh của Thiên Chúa đã phá rào ngăn cách người trong sạch khỏi người ô uế đó. Người đã chạm đến người ô uế và đem người ấy trở lại với sinh hoạt con người (Mc 1,40 -45)
Ý CHÍNH:
Bài tin mừng hôm nay nói lại Đức Giêsu chữa lành cho một người bị phong hủi để trình bày sứ vụ cứu Thế của Người và Người phá rào ngăn cách để đến với những người bị bỏ rơi.
TÌM HIỂU:
"Có một người đầy phong hủi…"
Phong hủi là chứng bệnh hay lây mà nan y được coi là hình phạt Thiên Chúa một cách dài lâu(Đnl 28,27 -35) làdấu chỉmắc tội và bị loại ra hỏi cộng đoàn.
Những cử chỉ: Vừa thấy Người :thái độ sấp mặt xuống; lời van xin: "Nếu Ngài muốn" diễn tả một tâm tình khiêm nhường,một đức tin mạnh mẽ và một lòng trông cậy tín thác của người phong hủi đối với Đức Giê su
"Người giơ tay đụng vào anh ta…"
Đáp lại:
- cử chỉ: giơ tay đụng vào anh ta
- lời nói: tôi muốn
- Hiệu quả: Lập tức chứng phong hủi biến khỏi anh.
Diễn tả tình thương màu nhiệm nhập thể của Chúa Giêsu đem ơn cứu độ đến cho nhân loại
Kiểu nói: "Tôi muốn" diễn tả một đàng quyền năng của Chúa Giêsu sinh hiệu quả cứu độ đằng khác biểu lộ của Người khi xuống trần gian.
"Người truyền cho anh ta …"
Chúa Giêsu cấm người bệnh phong hủi không nói ra vì Người muốn tránh sự hiểu lầm của Người Do-Thái về sự cứu thế của Người.
Đồng thời Chúa truyền cho anh ta phải đi trình diện tư tế chứng nhận cho anh đã được khỏi bệnh để anh được gia nhập với cộng đoàn
Việc truyền này nói lên Đức Giêsu luôn tôn trọng lề luật, đồng thời cũng để cho các tư tế làm người cầm đầu dân Do-thái biết công việc cứu Thế là của Người
"Tiếng đồn về Người ngày càng lan rộng."
Qua phép lạ chữa lành người phong hủi này, ảnh hưởng của Chúa lan rộng trong dân chúng,khiến cho chạy đến với Chúa đông đảo để:
- Nghe Chúa giảng vì thấy Chúa là Đấng chân thật và đầy tình thương.
- Và để được Chúa chữa bệnh vì tin vào Chúa có quyền trên sự dữ
"Nhưng Người lui vào nơi hoang vắng":
Chúa lui vào nơi hoang vắng không phải để chạy trốn,nhưng để tránh sự hiểu lầm của những người cầm đầu trong dân Do -Thái vì sự ghen tuông của họ, đàng khác Người không tìm vinh danh theo kiểu trần gian
Chúa cầu nguyện: Đây là công việc hàng ngày và liên tục nơi Chúa, đồng thời cũng nói lên Người thi hành sứ vụ cứu thế qua việc Chúa chữa bệnh và giảng dạy là thực hiện theo ý của Chúa Cha. Đấng đã sai Người đến thế gian để cứu chuộc thế gian.
NHẬN THỨC VÀ ÁP DỤNG:
Nhìn vào Chúa Giêsu:
a) Xem việc Chúa làm:
Chúa giơ tay và đụng vào anh bị bệnh phong và chữa bệnh cho anh,cử chỉ này nói lên rằng:
- Chúa muốn đồng số phận với kẻ bị phong hủi Cũng như để cứu chuộc con người. Chúa đã trở nên giống con người ngoại trừ tội lỗi qua màu nhiệm nhập thể.
- Chúa muốn phá bỏ hàng rào ngăn cách người lành với kẻ bệnh hoạn, giữa người tội lỗi và người tốt lành, để nói lên việc Chúa yêu thương hết tất cả mọi người, kể cả kẻ tội lỗi nữa.
Noi gương Chúa Người tông đồ biết thích nghi với hoàn cảnh và số phận của người mình phục vụ để phục vụ cách hiệu quả hơn. Đồng thời người t6ng đồ phải biết thích nghi với mọi người,trong mọi hoàn cảnh để tránh sự ngăn cách xa lạ, kỳ thị đối với người mình phục vụ.
Đám đông kéo đến để nghe Người và để được người chữa bệnh: Chúa phục vụ người ta bằng lời giảng bằng việc chữa bệnh, người tông đồ cũng phải phục vụ tha nhân bằng lời giảng bằng việc phục vụ cho tha nhân về nhu cầu thể xác,tinh thần và tam linh.
Người lui vào nơi hoang vắng và cầu nguyện, người tông đồ dù bao công việc bề bộn, bận bịu cũng phải dành thời giờ đến với Chúa để cầu nguyện, học hỏi và tìm sức sống thiêng liêng.
B) nghe Lời Chúa:
- Tôi muốn anh sạch đi:
Chúa muốn mỗi người chúng ta nên trong sạch trước mặt Chúa. Muốn được như vậy,chúng ta phải ý thức về tội lỗi của mình và khẩn nài xin chúa tha thứ.
- Hãy đi trình diện:
Chúa muốn chúng ta biết nghe lời Chúa để tuân giữ mọi lề luật, đem lại phúc lợi cho con người.
Nhìn vào người bệnh phong hủi:
- Anh ý thức thân phận đau khổ của mình và thái độ sấp mình kêu xin Chúa.
Chúng ta chỉ có thể cầu nguyện sốt sắng và gặp được Chúa khi chúng ta ý thức được thân phận của mình cần phải lệ thuộc vào Chúa để được yêu thương tha thứ.
Chúa cứu chữa anh để anh được trở lại đời sống cộng đoàn xã hội
Sống nhờ ơn Chúa và sống theo tinh thần của Chúa mới giúp chúng ta xóa bỏ mọi ngăn cách trong đời sống tương giao với tha nhân bằng sự hòa giải,tha thứ huynh đệ và hiệp thông.
Một theo ý Cha,đừng theo ý con,Nếu Chúa muốn Người có thể làm cho tôi được sạch
Lời cầu xin chúng ta phải đặt trên đức tin phó thác ở nơi Chúa.
Vâng nghe lời Chúa dạy khi đi trình diện tư tế.
Người Kitô hữu cần phải ý thức việc thực thi Lời Chúa dạy, vì "Ai yêu mến Ta thì giữ lời Ta".